Bài viết mới nhất

Việc làm cho sinh viên

icon Tòa Nhà A5, Lô số A5, Khu E-Office, Đường Sáng Tạo, KCX Tân Thuận, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
icon Vietcombank Tower, 18th & 19th floor, 05 Cong Truong Me Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
icon Tầng 7, 19 Tân Canh, Phường 01, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Fresher và Intern có giống nhau không? Cách phân biệt

01/11/2023 10:16
Nghề IT
Fresher và Intern đều là những người mới bắt đầu làm việc trong một lĩnh vực, nhưng có những điểm khác biệt cơ bản để phân biệt hai vị trí này. Hãy cùng TechWorks tìm hiểu xem đó là những điểm gì để có thể tận dụng tối đa cơ hội học hỏi và phát triển của bản thân nhé!

Mục lục

Hiểu cơ bản về Fresher và Intern.

Để giải đáp câu hỏi được đưa ra ở đầu bài, trước tiên hãy cùng TechWorks tìm hiểu về định nghĩa của hai vị trí Fresher và Intern nhé.

Fresher là gì?

Fresher là gì?

Fresher là những người mới tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng, chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế. Họ thường được tuyển dụng vào các vị trí entry-level với mức lương và chế độ đãi ngộ thấp hơn so với nhân viên chính thức.

Ngoài ra, Fresher cũng có thể là những người trái ngành muốn chuyển ngành, họ mới học xong các khoá học chuyên môn, có dự án tự làm và muốn tiếp xúc với môi trường doanh nghiệp thực tế. 

Những doanh nghiệp cung cấp khoá học như FPT Software cũng ưu tiên tuyển dụng vị trí Fresher cho những người tham gia khoá học của họ mà không cần yêu cầu về bằng cấp liên quan đến Công nghệ thông tin, miễn là người ứng tuyển đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng.

Trường hợp bạn muốn tham khảo việc làm ở vị trí Fresher, bạn có thể tham khảo những tin tuyển dụng Fresher tại trang tuyển dụng của TechWorks.

Intern là gì?

Intern là gì?

Intern là những sinh viên đang theo học hoặc đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, đang thực tập tại một doanh nghiệp hoặc tổ chức nào đó. Họ thường được giao các công việc đơn giản, hỗ trợ các nhân viên chính thức.

Ngoài ra, Intern cũng có thể là những người trái ngành muốn chuyển ngành, không giống với Fresher, họ thường chưa qua đào tạo của những khoá học chuyên môn mà chỉ có kiến thức lý thuyết về nghề nghiệp và muốn có cơ hội tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế của doanh nghiệp.

Vị trí Intern có thể ứng tuyển ở nhiều doanh nghiệp mà không có quá nhiều cạnh tranh hay yêu cầu. Chính vì vậy, nếu bạn muốn ứng tuyển vị trí này để học tập và trải nghiệm về việc làm thì hãy cố gắng chọn những công ty được đánh giá tốt về mảng thực tập và đào tạo người mới.

Trường hợp bạn muốn tham khảo việc làm ở vị trí Intern. Bạn có thể tham khảo những tin tuyển dụng Intern tại trang tuyển dụng của TechWorks.

Fresher và Intern có giống nhau không?

Theo khái niệm trên, chúng ta có thể thấy Fresher và Intern giống nhau ở vị trí dành cho người mới và cần thêm kinh nghiệm thực tế và kỹ năng nghề nghiệp. Tuy nhiên, Fresher là vị trí phải đáp ứng yêu cầu cao hơn để ứng tuyển để có thể vừa học vừa làm còn Intern thì có thể không cần đến kiến thức chuyên môn mà chú trọng nhiều hơn về những kỹ năng mềm và sự thích ứng với môi trường doanh nghiệp.

Để hiểu rõ hơn về những điểm khác biệt của Fresher và Intern thì hãy cùng TechWorks so sánh 3 điểm khác biệt cơ bản của Fresher và Intern đó là Trình độ chuyên môn, Trách nhiệm công việc, Chế độ đãi ngộ nhé.

So sánh chi tiết Fresher và Intern.

Để hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa vị trí Fresher và Intern, TechWorks sẽ so sánh hai vị trí này dưới góc nhìn của ngành Công nghệ thông tin - IT vì đây là ngành sử dụng hai khái niệm này phổ biến nhất ở Việt Nam.

Trình độ chuyên môn của Fresher và Intern.

So sánh trình độ chuyên môn của Fresher và Intern

Để đánh giá được trình độ chuyên môn thì chúng ta sẽ phân tích về trình độ đào tạo, kiến thức chuyên ngành, kỹ năng thực hành/kỹ năng cứng và chuyên môn cho từng vị trí.

Tiêu chí Fresher Intern
Trình độ đào tạo Đã được đào tạo bài bản về chuyên môn, có kiến thức và kỹ năng cơ bản đáp ứng yêu cầu công việc. Chưa có nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên môn, cần được đào tạo và hướng dẫn thêm.
Kiến thức Có kiến thức nền tảng về lĩnh vực liên quan như Java, Python, C++, cũng như các kỹ năng mềm cần thiết như giao tiếp, teamwork,... Chưa có kiến thức về các ngôn ngữ lập trình cụ thể, có thể chỉ được học về các khái niệm cơ bản, cần được đào tạo và hướng dẫn thêm.
Kỹ năng Có kỹ năng thực hành cơ bản, có thể ứng dụng vào công việc. Chưa có nhiều kỹ năng thực hành, cần được đào tạo và hướng dẫn thêm
Chuyên môn Có kiến thức về các nguyên tắc thiết kế và phát triển phần mềm. Có thể tự mình thực hiện các nhiệm vụ được giao. Chưa có kiến thức về các nguyên tắc thiết kế và phát triển phần mềm cụ thể, có thể chỉ được học về các khái niệm cơ bản. Cần được đào tạo và hướng dẫn thêm.

Bảng so sánh trình độ chuyên môn của Fresher và Intern

Trách nhiệm công việc của Fresher và Intern.

So sánh trách nhiệm công việc của Fresher và Intern

Để đánh giá được trách nhiệm công việc thì chúng ta sẽ phân tích về trách nhiệm trong công việc, độ phức tạp của các tasks, khả năng làm việc độc lập và mức độ ảnh hưởng của vị trí đó đến dự án.

Tiêu chí Fresher Intern
Trách nhiệm Có trách nhiệm hoàn thành các nhiệm vụ được giao, đảm bảo chất lượng và tiến độ. Chủ yếu là học việc, được hướng dẫn và hỗ trợ bởi các nhân viên chính thức.
Độ phức tạp Có thể thực hiện các nhiệm vụ đơn giản đến phức tạp. Có thể được giao các nhiệm vụ như phát triển các tính năng mới cho sản phẩm, sửa lỗi, cải thiện hiệu năng,... Chủ yếu là các nhiệm vụ đơn giản, hỗ trợ các nhân viên chính thức. Có thể được giao các nhiệm vụ như nghiên cứu, thử nghiệm, viết tài liệu,...
Độ độc lập Có thể làm việc độc lập. Chưa có nhiều kinh nghiệm, nên chủ yếu làm việc dưới sự hướng dẫn của các nhân viên chính thức.
Mức độ ảnh hưởng Có thể ảnh hưởng đến kết quả công việc của đội nhóm do sẽ phải tham gia các dự án thực tế, làm việc cùng các nhân viên chính thức. Chưa có nhiều ảnh hưởng đến kết quả công việc của đội nhóm do chỉ tập trung vào việc cải thiện kiến thức chuyên môn và kỹ năng.

Bảng so sánh trách nhiệm công việc của Fresher và Intern

Chế độ đãi ngộ của Fresher và Intern.

So sánh chế độ đãi ngộ của Fresher và Intern

Chế độ ưu đãi cũng là một tiêu chí có thể đem ra so sánh khi nói tới Fresher và Intern, bao gồm lương, thưởng, phúc lợi và cơ hội thăng tiến tại doanh nghiệp.

Tiêu chí Fresher Intern
Lương Được hưởng lương từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thưởng, bảo hiểm,... như nhân viên chính thức. Có thể được hưởng trợ cấp từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng hoặc không.
Phúc lợi Được hưởng các chế độ phúc lợi: nghỉ phép, nghỉ lễ, du lịch,... như nhân viên chính thức. Có thể được hưởng một số chế độ phúc lợi nhất định: nghỉ phép, nghỉ lễ, tham gia các buổi hội thảo, đào tạo,...
Cơ hội thăng tiến Có cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn. Cơ hội nhận làm nhân viên chính thức phụ thuộc vào đánh giá của doanh nghiệp.

Bảng so sánh chế độ đãi ngộ của Fresher và Intern

Sự khác biệt giữa Fresher và Intern. Thông qua các bảng so sánh Fresher và Intern dựa trên những tiêu chí quan trọng thì có thể thấy Fresher và Intern đều là hai vị trí của những người mới bắt đầu làm việc trong ngành IT.

Fresher là những người đã được đào tạo bài bản về chuyên môn, có kiến thức và kỹ năng cơ bản đáp ứng yêu cầu công việc, trong khi Intern là những sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng và tham gia chương trình thực tập tại các doanh nghiệp. (Có những ngoại lệ đã được nhắc đến ở phần đầu bài viết)

Cơ hội cho Fresher và Intern

Cơ hội cho Fresher và Intern. Mặc dù có những điểm khác biệt về trình độ chuyên môn, trách nhiệm công việc và chế độ đãi ngộ, nhưng Fresher và Intern đều có cơ hội học hỏi và phát triển bản thân.

Fresher có thể sử dụng thời gian làm việc để tích lũy kinh nghiệm thực tế, nâng cao trình độ chuyên môn và rèn luyện kỹ năng, trong khi Intern có thể tận dụng cơ hội để tìm hiểu về môi trường làm việc, học hỏi từ các nhân viên chính thức và định hướng nghề nghiệp của mình.

Để tận dụng tối đa cơ hội học hỏi và phát triển, Fresher và Intern cần:

  • Chủ động học hỏi và trau dồi kiến thức, kỹ năng.
  • Tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng làm việc chăm chỉ.
  • Tích cực tham gia các hoạt động và dự án của doanh nghiệp.

Lời kết.

Thông qua bài viết này, TechWorks đã giúp các bạn phân biệt Fresher và Intern bằng cách nêu ra định nghĩa, phân tích sự khác biệt trong ba tiêu chí quan trọng, đồng thời cung cấp yêu cầu tối thiểu để ứng tuyển và mức lương trung bình của Fresher và Intern ngành IT. Hãy chắc chắn rằng bạn ứng tuyển vào đúng vị trí mà bạn mong muốn.

Trong trường hợp bạn đã xác định được mình muốn ứng tuyển vào vị trí Fresher hay Intern thì bạn có thể tham khảo cơ hội nghề nghiệp tại trang tuyển dụng của chúng tôi:

Chúc bạn thành công trong sự nghiệp IT.

Bài viết liên quan

Sự khác biệt giữa JDK, JRE và JVM trong Java là gì?
Trong số các ngôn ngữ lập trình, Java hiện là ngôn ngữ phổ biến nhất được sử dụng cho các mục đích phát triển. Phần lớn các lập trình viên sử dụng Java để phát triển ứng dụng di động, máy tính để bàn, phát triển game, lập trình back-end, ... Trong quá trình phát triển với Java, JVM, JRE, và JDK đã và đang đóng góp những vai trò vô cùng quan trọng.
JDK là gì? Giới thiệu về Java Development Kit
Khi xây dựng các ứng dụng phần mềm trên Java, JDK có trách nhiệm đẩy nhanh quá trình phát triển và đơn giản hóa dự án. Cùng với JVM (Java Virtual Machine) và JRE (Java Runtime Environment), JDK là một trong những công nghệ cốt lõi được sử dụng trong lập trình Java.
JRE là gì? - Giải thích về Java Runtime Environment
Bạn có biết rằng Java Development Kit (JDK), Java Virtual Machine (JVM) và Java Runtime Environment (JRE) tạo thành bộ ba quyền lực của nền tảng Java và Jakarta EE. Các thành phần này phối hợp với nhau để tạo điều kiện cho các lập trình viên xây dựng và chạy các chương trình Java. Trong bài viết này, hãy cùng TechWorks tìm hiểu về JRE - môi trường runtime cho Java.
9