Business Analyst Intern là gì? Mô tả công việc và mức lương

08/12/2023 14:15
Thuật ngữ
Business Analyst là công việc được rất nhiều công ty săn đón. Họ là người chịu trách nhiệm chính trong việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá các hoạt động kinh doanh của công ty và đặc biệt họ đem đến rất nhiều giá trị cho sự phát triển của công ty. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ là một sinh viên năm 3, năm 4 và chưa ra trường nhưng vẫn muốn theo đuổi con đường này thì sao nhỉ? Hãy để TechWorks gợi ý cho bạn vị trí Business Analyst Intern - vị trí đầu tiên bạn nên cân nhắc nếu muốn trở thành một BA.

Mục lục

Business Analyst Intern là gì?

Business Analyst Intern là gì?

Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu Business Analyst Intern là gì nhé! Business Analyst Intern là vị trí thực tập sinh thực hiện phân tích dữ liệu kinh doanh trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Ở vị trí này, thực tập sinh có thể thực hiện các công việc liên quan đến công việc thực tế của một BA chính thức ở một mức độ thấp hơn, mục đích chính là rèn luyện kỹ năng và tiếp thu kiến thức về vị trí Business Analyst.

Công việc của Business Analyst Intern là gì?

Công việc chính của một Business Analyst nói chung và Business Analyst Intern nói riêng là trở thành cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng nhằm giúp hai bên có thể hiểu và đáp ứng tốt nhu cầu của nhau. Đối với Business Analyst, công việc sẽ được chia thành 3 chuyên môn chính:

  • Management Analyst: Chuyên phân tích và tư vấn về các vấn đề quản lý, giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả hoạt động.
  • Systems Analyst: Chuyên phân tích và thiết kế các hệ thống thông tin, giúp doanh nghiệp tự động hóa các quy trình nghiệp vụ.
  • Data Analyst: Chuyên phân tích và khai thác dữ liệu, giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả.

Công việc của Business Analyst Intern là gì?

Đối với Business Analyst Intern, công việc có thể khác một chút. Ở vị trí intern, bạn có thể học cách làm sao để phát triển hợp đồng, thiết kế frameworks hay học cách đưa ra giải quyết từ những người BA có kinh nghiệm. Vị trí này có thể khác nhau bởi mỗi công ty thì có tổ chức và hệ thống bán hàng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì vị trí này sẽ có những công việc điển hình như: 

  • Hỗ trợ phát triển các dự án kinh doanh (bao gồm lập kế hoạch, phạm vi dự án, ước tính chi phí/nguồn lực,...).
  • Hỗ trợ đánh giá sự tương tác và mối quan hệ của con người, quy trình, thông tin và công nghệ trong hệ thống phức tạp.
  • Hỗ trợ nghiên cứu và tìm ra các giải pháp thay thế để đáp ứng yêu cầu sản phẩm.
  • Hỗ trợ soạn tài liệu hướng dẫn, truyền tải nội dung yêu cầu của khách hàng.
  • Quản lý hệ thống tài liệu có liên quan đến dự án.
  • Tạo các cải tiến hệ thống/quy trình thông qua việc xác định và loại bỏ các hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng.
  • Quản lý các mối quan hệ, giao tiếp và đàm phán với các bên khác trên nhiều tổ chức và cấp độ.

Nhìn chung, công việc của Business Analyst Intern khá hữu ích để rèn luyện cho các bạn sinh viên đang theo học ngành Business Analyst hoặc các bạn đang có ý định ứng tuyển vào vị trí này.

Học gì để trở thành một Business Analyst Intern?

Chắc hẳn các bạn đang thắc mắc liệu ngành này thì mình nên học gì đúng không nào? Không giống các chuyên ngành khác, hiện nay ở Việt Nam chưa có một trường đại học/cao đẳng nào đạo tào riêng về ngành BA.

Ngành học được khuyến khích cho vị trí Business Analyst Intern

Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số ngành học sẽ bồi đắp kiến thức về vị trí Business Analyst dưới đây nếu muốn theo đuổi ngành này nhé:

  • Kinh tế: Rõ ràng BA là một phần của kinh doanh. Học về kinh tế sẽ giúp bạn nắm rõ về những nguyên lý kinh tế và các chúng tác động qua lại lẫn nhau trong kinh doanh. Điều này sẽ khiến một người làm BA trở nên nhạy bén hơn trong việc đưa ra những quyết định cải tiến sản phẩm dựa trên nhận thức sâu sắc về các yếu tố liên quan đến kinh tế. Bạn có thể tham khảo những ngành cụ thể hơn trong lĩnh vực kinh tế như: tài chính, kế toán/kiểm toán, ngân hàng,...
  • Công nghệ thông tin: Khi học CNTT, bạn sẽ hiểu rõ hơn về công nghệ và cách chúng tương tác với các bên liên quan. Điều này cũng rất quan trọng với một người làm BA, bởi họ cần có khả năng phân tích yêu cầu một cách chi tiết và chính xác công nghệ. Bạn có thể theo đuổi những ngành sau: kỹ thuật phần mềm, kỹ thuật máy tính,...
  • Hệ thống thông tin quản lý: Đối với một người làm BA, việc hiểu về cách thông tin được xây dựng, hoạt động, hỗ trợ như thế nào trong quá trình phân tích yêu cầu và triển khai các giải pháp kinh doanh rất quan trọng. 

Các kỹ năng cần có cho vị trí Business Analyst Intern

Các kỹ năng cần có cho vị trí Business Analyst Intern

Ngoài những kiến thức chuyên môn, để trở thành thực tập sinh BA, TechWorks sẽ gợi ý cho bạn những kỹ năng mềm cần thiết cho công việc của mình:

  • Kỹ năng giao tiếp: Khi là một thực tập sinh BA, bạn sẽ phải làm việc theo nhóm, giữa các BA khác, quản lý,... Do đó, nếu muốn đạt được hiệu quả cao trong công việc thì kỹ năng giao tiếp sẽ là chìa khóa giúp bạn đạt được mong muốn của mình.
  • Kỹ năng tư duy logic: Bạn sẽ được làm những công việc liên quan đến chuyên môn như: thiết kế quy trình kinh doanh, mô tả và phân tích quy trình nghiệp vụ, đề xuất cải tiến cho khách hàng,... Vì vậy, bạn cần phải có kỹ năng tư duy logic để có thể đưa ra những đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu của các chiến lược kinh doanh khác nhau.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Đối với một người làm BA, công việc thường xuyên đòi hỏi những giải pháp sáng tạo cho những thách thức kinh doanh. Vì vậy, bạn cần phải có kỹ năng giải quyết vấn đề để có thể đưa ra những giải pháp kịp thời và không mang lại hậu quả nặng nề cho công ty/doanh nghiệp.
  • Kỹ năng research: Đây là một kỹ năng khá quan trọng vì nó sẽ giúp bạn tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng để hoàn thành nhiệm vụ của mình. 

Các yêu cầu cơ bản thường thấy cho vị trí Business Analyst Intern

Dưới đây TechWorks sẽ lấy ví dụ cho bạn về một số yêu cầu thường thấy ở mô tả công việc của vị trí thực tập sinh Business Analyst như sau:

  • Tiếp nhận và thu thập thông tin yêu cầu từ khách hàng.
  • Lên các dự toán chi tiết về công việc.
  • Tham gia đề xuất và đưa ra những phương pháp để cải tiến sản phẩm.
  • Có khả năng xác định thông số kỹ thuật cấu hình và có thể đưa ra được yêu cầu phân tích kinh doanh.
  • Thực hiện làm báo cáo kết quả công việc với người quản lý.
  • Có khả năng giao tiếp với khách hàng.

Lợi ích khi trở thành một Business Analyst Intern

Không chỉ nhận được các lợi ích đến từ việc học tập và rèn luyện, Business Analyst Intern cũng sẽ nhận được một số lợi ích khác, cùng TechWorks tìm hiểu ngay sau đây:

Mức lương của Business Analyst Intern

Mức lương của Business Analyst Intern

Mức lương hay mức thu nhập của Business Analyst Intern chắc chắn là điều đa số các ứng viên quan tâm. Nhìn chung, hầu hết các công ty đều có một khoản hỗ trợ thực tập sinh. Tuy nhiên, tùy thuộc vào quy mô và nội quy của công ty mà chính sách về lương thưởng ở mỗi vị trí sẽ khác nhau. Mức lương hỗ trợ thực tập thông thường của vị trí là dao động khoảng 3,000,000 VND/tháng.

Dựa theo những chia sẻ thực tế, TechWorks sẽ tiết lộ cho bạn biết vị trí Business Analyst còn được xây dựng lộ trình thăng tiến với mức lương rõ ràng như sau:

  • Business Analyst Fresher: Đây là vị trí dành cho những người mới tốt nghiệp hoặc những người chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực BA. Tuy nhiên, mức lương cho vị trí khá cao so với mặt bằng chung, rơi vào khoảng 7,000,000 - 11,000,000 VND/tháng.
  • Business Analyst Junior: Khi bạn đã có kinh nghiệm từ 2 - 3 năm thì bạn có thể đảm nhiệm vị trí Junior BA. Và tất nhiên, mức lương cũng phải cao hơn so với mức Fresh BA, dao động từ 12,000,000 - 21,000,000 VND/tháng.
  • Business Analyst Senior: Ở vị trí này, bạn phải là người có kinh nghiệm lâu năm và đã từng phụ trách nhiều dự án khác nhau. Yêu cầu ở vị trí này rất cao và khó chính vì vậy nên mức lương cho vị trí Senior BA cũng hấp dẫn hơn nhiều, dao động từ 21,000,000 - 35,000,000 VND/tháng.

Ngoài 3 vị trí TechWorks kể trên thì vẫn còn một số vị trí cao hơn yêu cầu khó hơn đối với một người làm BA, như là Manager, Principal,... Ở các vị trí này thì mức lương có thể từ 40,000,000 - 60,000,000 VND/tháng.

Quyền lợi của một Business Analyst Intern

Tùy từng doanh nghiệp mà vị trí thực tập sinh Business Analyst sẽ được hưởng các chế độ đãi ngộ khác nhau. Nhìn chung thì có một số đãi ngộ điển hình chẳng hạn như:

  • Tham gia vào các lớp đào tạo nghiệp vụ, được training với các leader/manager có kinh nghiệm chuyên môn cao.
  • Được trực tiếp tham gia vào các dự án thực tế.
  • Được tiếp cận với công nghệ mới.
  • Có cơ hội mở rộng và phát triển các mối quan hệ.

Có thể nói mức lương và quyền lợi của một thực tập sinh BA khá nhiều và hấp dẫn. Vì vậy nếu bạn có đam mê với lĩnh vực này, đừng ngần ngại apply trên kênh thông tin tuyển dụng của TechWorks cho vị trí Business Analyst Intern nhé.

Lời kết

TechWorks hy vọng sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích về vị trí Business Analyst Intern, dù nó còn khá mới mẻ. Bất cứ ngành nghề nào cũng yêu cầu ứng viên phải đạt đến trình độ chuyên môn nhất định và tất nhiên Business Analyst cũng vậy. Ngoài yêu cầu về trình độ chuyên môn, ứng viên cũng phải có những kỹ năng mềm nhất định, nhưng đừng lo đã có TechWorks ở đây giúp bạn. Bạn có thể tham khảo cẩm nang Blog IT để trang bị cho mình những kĩ năng cần thiết và phù hợp với mình nhé! 

Bài viết liên quan

Java MVC là gì? Một số khái niệm cơ bản về MVC trong lập trình
Bạn đã bao giờ cảm thấy choáng ngợp trước một mã nguồn lộn xộn, khó mở rộng và bảo trì chưa? Đó chính là lúc MVC trong Java có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc sắp xếp hoặc kiểm tra hiệu quả các ứng dụng của mình, MVC sẽ mang đến một cách tiếp cận có cấu trúc để đơn giản hóa quá trình phát triển.
Infrastructure as Code là gì? Kiến thức về IaC từ A - Z
Có thể nói DevOps đã trở thành xu hướng có ảnh hưởng nhất trong phát triển phần mềm trong vài năm qua. Một trong những nguyên tắc chính của DevOps là tự động hóa càng nhiều quy trình nhất càng tốt, bao gồm cả việc tự động hóa cơ sở hạ tầng. Nếu không áp dụng cách tiếp cận thường được gọi là Infrastructure as Code (IaC), bạn sẽ không thể tuân thủ đầy đủ triết lý của DevOps.
Top 10 services AWS phổ biến được sử dụng nhiều nhất
Bạn có biết rằng hiện nay các doanh nghiệp đã và đang chuyển sang sử dụng điện toán đám mây cho mọi hoạt động, từ lưu trữ dữ liệu, triển khai web cho đến phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin?
9