Developer là gì? Công việc và mức lương của Developer
Thuật ngữ
Mục lục
Developer là gì?
Dev là viết tắt của từ “Developer” - hay còn gọi là lập trình viên. Developer là chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin, phần mềm, website, v.v.. Họ là người chịu trách nhiệm xây dựng, phát triển, sửa lỗi và duy trì các ứng dụng phần mềm, hệ thống một cách hiệu quả.
Developer không chỉ viết mã nguồn mà còn tham gia vào quá trình phân tích yêu cầu, thiết kế hệ thống, và tối ưu hóa hiệu suất của ứng dụng. Các Developer thường làm việc với máy tính để viết và thực thi mã cho nhiều mục đích khác nhau. Vì có rất nhiều công việc của Developer nên một số lập trình viên nhất định phải có các kỹ năng cụ thể liên quan đến trọng tâm công việc của họ.
Những công việc của Developer là gì?
Developer hay còn được gọi là nhà phát triển phần mềm hoặc lập trình viên, sẽ có trách nhiệm về toàn bộ vòng đời tạo ra các ứng dụng phần mềm. Điều nay bao gồm:
- Tìm hiểu và phân tích nhu cầu người sử dụng phần mềm: Đầu tiên họ cần thu thập thông tin về những gì phần mềm cần làm. Điều này bao gồm các cuộc thảo luận với khách hàng, người dùng hoặc các bên liên quan khác để xác định các tính năng và chức năng.
- Thiết kế, thử nghiệm và xây dựng các chương trình phần mềm đáp ứng nhu cầu của người dùng: Một khi các yêu cầu đã rõ ràng, các developer sẽ thiết kế kiến trúc tổng thể của phần mềm. Điều này liên quan đến việc lập kế hoạch về cách các phần khác nhau của phần mềm sẽ hoạt động cùng nhau như thế nào.
- Viết code: Ngoài ra, Developer cần tạo các mô hình và sơ đồ phác thảo mã cần thiết để tạo phần mềm và ứng dụng. Các developer sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như Java, Python, C++, JavaScript, PHP, v.v. để viết code giúp phần mềm trở nên sống động. Họ có thể lựa chọn ngôn ngữ phù hợp nhất dựa trên nhu cầu của dự án.
- Kiểm tra và sửa lỗi: Sau khi viết code, các developer sẽ kiểm tra mã kỹ lưỡng để xác định và sửa bất kỳ lỗi hoặc lỗi nào có thể khiến mã không hoạt động chính xác. Tuy nhiên, hiện nay việc kiểm tra lỗi sẽ thường được Tester (hay còn gọi là nhân viên kiểm thử) phụ trách thay vì developer "gánh còng lưng" như xưa.
- Thực hiện bảo trì và kiểm tra để duy trì hoạt động của phần mềm: Sau khi phần mềm được kiểm tra và hoàn thiện, các nhà phát triển sẽ triển khai phần mềm đó vào môi trường dự kiến, nơi người dùng có thể truy cập phần mềm. Họ cũng thực hiện các nhiệm vụ bảo trì như sửa lỗi, thêm tính năng mới và cập nhật phần mềm theo thời gian.
Những vị trí công việc phổ biến nhất của Developer
Software Developer
Software Developer còn được gọi là nhà phát triển phần mềm, là người tạo ra và thiết kế các phần mềm và ứng dụng giúp người dùng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Họ có thể làm việc để cải tiến phần mềm hiện có, chẳng hạn như cập nhật tính năng mới cho một ứng dụng đã phát hành, hoặc tạo ra các sản phẩm phần mềm hoàn toàn mới từ đầu.
Ngoài việc phát triển các ứng dụng cụ thể, Software Developer cũng có thể làm việc trên các hệ thống và mạng lớn hơn. Họ có thể giúp thiết lập và quản lý các hệ thống máy chủ, cơ sở dữ liệu và các mạng kết nối nhiều thiết bị khác nhau. Để làm được những công việc này, software developer phần mềm cần có kiến thức về mã hóa và ngôn ngữ lập trình như Python, Java, hoặc C++. Kiến thức này giúp họ viết code để phần mềm hoạt động đúng như mong muốn.
Web Developer
Web Developer là người tạo ra và thiết kế các trang web cho tổ chức hoặc cá nhân. Họ có thể làm việc trên giao diện người dùng, phần mà người dùng nhìn thấy và tương tác, hoặc mã hóa phụ trợ, phần điều khiển các hoạt động chính của trang web. Web Developer thường xem xét các yếu tố như bố cục, điều hướng và khả năng truy cập để tạo ra các trang web hiệu quả và hấp dẫn.
Họ đảm bảo trang web có thiết kế thân thiện, dễ sử dụng và tương thích với nhiều thiết bị khác nhau. Mục tiêu của họ là đáp ứng yêu cầu của khách hàng và cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, từ việc duyệt trang web trên máy tính đến điện thoại di động. Những yếu tố này giúp trang web hoạt động mượt mà và thu hút người dùng hơn.
Mobile Developer
Mobile Developer chuyên tạo ra các ứng dụng và chương trình dành riêng cho thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính bảng. Họ tập trung vào việc tối ưu hóa các ứng dụng này để hoạt động hiệu quả trên các hệ điều hành di động như iOS và Android. Để làm được điều này, các Mobile Developer cần phải thông thạo các ngôn ngữ lập trình đặc thù như Swift cho iOS và Kotlin hoặc Java cho Android, cùng với các yêu cầu mã hóa riêng biệt của từng nền tảng.
Công việc của họ không chỉ dừng lại ở việc viết code, mà còn bao gồm việc thiết kế giao diện người dùng sao cho thân thiện và dễ sử dụng, đảm bảo ứng dụng chạy mượt mà trên nhiều loại thiết bị khác nhau. Họ cần xem xét các yếu tố như hiệu suất, bảo mật và khả năng tương thích để đảm bảo ứng dụng mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Các Mobile Developer đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại các tiện ích và dịch vụ mới mẻ, sáng tạo đến với người dùng di động. Từ các ứng dụng ngân hàng, mua sắm trực tuyến, đến các trò chơi giải trí, họ giúp cuộc sống hàng ngày trở nên tiện lợi và phong phú hơn thông qua các ứng dụng di động được thiết kế kỹ lưỡng và tối ưu hóa.
Front-End Developer
Front-End Developer chịu trách nhiệm về giao diện và trải nghiệm người dùng của các ứng dụng, chương trình, hệ thống hoặc phần mềm. Công việc của họ tập trung vào việc tối ưu hóa và đảm bảo trải nghiệm người dùng mượt mà, hiệu quả. Ví dụ, họ có thể chỉnh sửa bố cục của trang web để nó trở nên hấp dẫn và dễ sử dụng hơn, hoặc cải thiện các yếu tố tương tác để người dùng có thể điều hướng một cách dễ dàng.
Front-End Developer thường xuyên phải đặt mình vào vị trí của người dùng để hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của họ, từ đó thiết kế các giải pháp thân thiện và đáp ứng tốt. Nhờ đó, họ không chỉ giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn mà còn đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả. Qua việc chú trọng vào chi tiết và khả năng tương tác, các Front-End Developer đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các sản phẩm kỹ thuật số chất lượng cao.
Back-End Developer
Back-End Developer là những chuyên gia công nghệ chuyên làm việc với phần máy chủ của phần mềm, ứng dụng, chương trình và hệ thống. Họ chịu trách nhiệm quản lý và điều khiển cách hệ thống hoạt động và tương tác với các thành phần khác. Công việc của họ bao gồm viết code để tạo hoặc điều chỉnh chương trình, đảm bảo sự giao tiếp mượt mà giữa cơ sở dữ liệu và trình duyệt. Để thực hiện điều này, các Back-End Developer thường sử dụng các ngôn ngữ lập trình chuyên biệt như Python, Java, Ruby, hoặc PHP. Việc lựa chọn ngôn ngữ lập trình thường phụ thuộc vào loại dự án và chức năng mà dự án yêu cầu.
Ngoài việc viết mã, Back-End Developer còn phải đảm bảo rằng hệ thống của họ có khả năng mở rộng, bảo mật và hiệu suất cao. Họ phải nắm vững kiến thức về cơ sở dữ liệu, hệ điều hành, và các giao thức mạng để xây dựng và duy trì hệ thống vững chắc. Bằng cách hợp tác chặt chẽ với Front-End Developer và các bên liên quan khác, các Back-End Developer phải đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn đáp ứng tốt các yêu cầu của người dùng.
Full-Stack Developer
Full-Stack Developer là những chuyên gia có khả năng làm việc trên cả phần giao diện người dùng (Front-End) và phần máy chủ (Back-End) của ứng dụng. Điều này đòi hỏi họ phải có kiến thức sâu rộng về cả mã hóa giao diện và hoạt động phía máy chủ, bao gồm các ngôn ngữ lập trình, cơ sở dữ liệu, và các khung công tác (framework) khác nhau. Full-Stack Developer thường được đào tạo để có khả năng xây dựng và phát triển toàn bộ ứng dụng, chương trình hoặc phần mềm từ đầu đến cuối.
Nhờ vào sự đa năng và kỹ năng phong phú, họ có thể đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong quá trình phát triển sản phẩm. Điều này giúp đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả của hệ thống, từ việc thiết kế giao diện người dùng thân thiện và hấp dẫn, đến việc xây dựng các hệ thống back-end mạnh mẽ và hiệu suất cao. Họ cũng phải có khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình phát triển, từ thiết kế ban đầu đến triển khai và bảo trì hệ thống.
Sự đa năng này giúp các Full-Stack Developer trở thành những thành viên quan trọng trong đội ngũ phát triển, có thể làm cầu nối giữa các Front-End Developer và Back-End Developer để đóng góp vào việc tối ưu hóa quy trình phát triển sản phẩm một cách toàn diện.
Lương của Developer tại Việt Nam
Mức lương của một Developer (lập trình viên) phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, kỹ năng, và lĩnh vực cụ thể. Một lập trình viên mới vào nghề thường có mức lương thấp hơn so với những người đã có nhiều năm kinh nghiệm.
Tại Việt Nam, mức lương khởi điểm cho lập trình viên thường dao động từ 8 đến 15 triệu VND mỗi tháng, trong khi những người có kinh nghiệm từ 3-5 năm có thể nhận từ 20 đến 40 triệu VND mỗi tháng. Dưới đây là mức lương tại một số vị trí mà theo nguồn thông tin tuyển dụng của Techworks bạn có thể tham khảo:
Lương của Intern Developer
Ở các vị trí Intern Developer thông thường mức thu nhập sẽ dao động từ 2.000.000-3.000.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, còn tuỳ thuộc vào những công ty mà mức lương của intern developer có thể cao hơn rất nhiều, đặc biệt là khi họ trực tiếp tham gia vào các software project.
Chẳng hạn, tại FPT - một công ty chuyên về sản xuất phần mềm tại Việt Nam, mức lương khởi điểm khi thực tập có thể không được cao nhưng mức lương tối đa của intern developer có thể chạm đến 7.000.000 - 8.000.000 đồng/tháng.
Một ví dụ nữa về vị trí intern developer có mức lương cao là ở Viettel - một công ty về công nghệ và viễn thông tại Việt Nam có thể chi trả cho intern developer mức lương lên đến 6.000.000 đồng/tháng.
Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng bạn cần có đóng góp nhất định cho công ty hoặc doanh nghiệp nếu bạn muốn nhận được mức lương cao hơn mức trung bình của vị trí intern developer.
Lương của Fresher Developer
Do vị trí này vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc thường là những bạn sinh viên mới ra trường nên thu nhập sẽ không cao bằng các vị trí khác như junior hoặc senior. Tuy nhiên, nhìn chung thì đây là một ngành có tiềm năng lớn do đó mức thu nhập của fresher cũng tương đối hấp dẫn. Mức thu nhập khởi điểm sẽ giao động từ 8.000.000 đồng/tháng. Ngoài ra, nếu bạn có các kỹ năng mềm khác có thể bổ trợ cho công việc thì nhà tuyển dụng có thể sẵn sàng trả bạn mức thu nhập lên tới 15.000.000 đồng/tháng. Đây quả là một con số đáng mơ ước của những bạn sinh viên mới ra trường hoặc những bạn mới bước chân vào nghề này.
Lương của Junior Developer
Sau khi đã có 1-3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này rồi thì mức lương của bạn cũng từ đó mà tăng dần lên. Cụ thể, theo nguồn thông tin tuyển dụng việc làm Junior Developer của Techworks thì mức lương sẽ dao động từ 15.000.000 đồng - 25.000.000 đồng/tháng.
Lương của Senior Developer
Chắn hẳn bất kì ai cũng khao khát đạt tới vị trí này trong công việc nhỉ? Thông thường để đạt tới vị trí senior bạn sẽ mất khoảng 3-5 năm, sau khi đã tích lũy cho mình đủ vốn kiến thức và kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực này. Và đương nhiên, mức lương của senior cũng cực kỳ hấp dẫn, xứng đáng với những kinh nghiệm của bạn. Mức lương của senior sẽ rơi vào khoảng 25.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, mức lương này vẫn còn có thể cao hơn nếu bạn có nhiều kinh nghiệm và thành quả trong sự nghiệp của mình.
Ở các thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Hoa Kỳ, mức lương của lập trình viên có thể cao hơn đáng kể, với trung bình từ 80.000 đến 112.000 USD mỗi năm. Những lập trình viên làm việc trong các lĩnh vực công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo, máy học, hoặc các công ty công nghệ lớn như Google, Facebook, có thể đạt được mức lương còn cao hơn, đôi khi vượt qua ngưỡng 150,000 USD mỗi năm.
Bên cạnh mức lương cơ bản, nhiều lập trình viên còn nhận được các phúc lợi khác như cổ phần công ty, tiền thưởng, bảo hiểm sức khỏe và các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng.
Những bước để trở thành một Developer
Nếu bạn quan tâm đến việc trở thành Developer, dưới đây là một số cách mà Techworks đã tổng hợp lại. Hy vọng bạn có thể sử dụng để kết nối với các cơ hội đáng giá:
Tìm hiểu các khái niệm cơ bản về phát triển web.
Trước khi đi sâu vào thế giới phát triển web, điều quan trọng là phải hiểu những điều cơ bản. Phát triển web liên quan đến việc tạo các trang web và ứng dụng web bằng các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS và JavaScript. Những ngôn ngữ này cho phép bạn tạo các trang web hấp dẫn và có chức năng. Sẽ rất hữu ích khi nghĩ đến việc xây dựng một trang web giống như xây một ngôi nhà, trong đó mỗi thành phần phục vụ một mục đích cụ thể.
Tìm hiểu những ngôn ngữ lập trình cần thiết.
Việc nắm vững các ngôn ngữ lập trình quan trọng là bước đầu tiên trong quá trình phát triển web. Dưới đây là một số ngôn ngữ phổ biến, bạn có thể tham khảo để có những cái nhìn sơ bộ về các ngôn ngữ lập trình:
- HTML (HyperText Markup Language): HTML là nền tảng của mọi trang web. Nó tạo ra cấu trúc và bố cục của trang web, xác định các phần tử như tiêu đề, đoạn văn, hình ảnh và liên kết. Mọi trang web đều bắt đầu từ HTML, vì nó cung cấp bộ khung cơ bản cho nội dung hiển thị trên trình duyệt.
- CSS (Cascading Style Sheets): CSS được sử dụng để tạo kiểu dáng và định dạng cho các phần tử HTML. Nó cho phép bạn kiểm soát giao diện của trang web, bao gồm màu sắc, phông chữ, bố cục và các yếu tố đồ họa khác. CSS giúp tách biệt nội dung và hình thức, cho phép điều chỉnh dễ dàng mà không cần thay đổi mã HTML.
- JavaScript: JavaScript là ngôn ngữ lập trình giúp trang web trở nên tương tác và động. Nó cho phép bạn thêm các chức năng như kiểm tra dữ liệu đầu vào của người dùng, tạo các hiệu ứng động, xử lý sự kiện và giao tiếp với máy chủ mà không cần tải lại trang. JavaScript thường được kết hợp với HTML và CSS để tạo ra trải nghiệm người dùng mượt mà và phong phú.
- PHP (Hypertext Preprocessor): PHP là ngôn ngữ lập trình phía máy chủ, thường được sử dụng để tạo các trang web động. Nó có khả năng tương tác với cơ sở dữ liệu và xử lý dữ liệu trước khi gửi về trình duyệt. PHP thường được sử dụng trong các hệ quản trị nội dung (CMS) như WordPress, và giúp tạo ra các trang web có tính năng động và tùy biến cao.
- Python: Python là một ngôn ngữ lập trình linh hoạt và mạnh mẽ, ngày càng được sử dụng trong phát triển web nhờ các framework như Django và Flask. Python giúp xây dựng các ứng dụng web phức tạp với cấu trúc rõ ràng và mã nguồn dễ đọc. Nó cũng hỗ trợ các tác vụ phía máy chủ và có thể tích hợp tốt với các cơ sở dữ liệu.
Hiểu cách các ngôn ngữ này phối hợp với nhau là điều cốt yếu. HTML cung cấp cấu trúc cơ bản, CSS định dạng và trang trí, JavaScript thêm tính năng tương tác, trong khi PHP và Python xử lý dữ liệu và logic phía máy chủ. Sự kết hợp hài hòa giữa các ngôn ngữ này sẽ tạo ra các trang web không chỉ đẹp mắt mà còn mạnh mẽ và đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Tìm hiểu những kiến thức nền tảng trong phát triển web
Để thiết lập nền tảng vững chắc trong phát triển web, bạn có thể thực hiện một số bước chính để giúp bạn xây dựng nền tảng kiến thức và kỹ năng vững chắc. Dưới đây là một số ví dụ cơ bản bạn có thể tham khảo:
- Tìm hiểu HTML: Hiểu cấu trúc cơ bản của tài liệu HTML, thẻ và các thành phần được sử dụng để xác định nội dung và bố cục của trang web.
- Thành thạo CSS: Thành thạo các thuộc tính, bộ chọn và kỹ thuật bố cục CSS để kiểm soát việc trình bày trực quan các tài liệu HTML của bạn.
- Khám phá JavaScript: Tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản về JavaScript, bao gồm các biến, kiểu dữ liệu, hàm, cấu trúc điều khiển và thao tác DOM của Mô hình đối tượng tài liệu.
- Thực hành thiết kế đáp ứng: Thiết kế đáp ứng đảm bảo trang web của bạn thích ứng với các kích thước màn hình và thiết bị khác nhau. Tìm hiểu cách tạo bố cục linh hoạt và đáp ứng bằng cách sử dụng truy vấn phương tiện CSS và hệ thống lưới linh hoạt.
- Hiểu khả năng truy cập web: Làm quen với các tiêu chuẩn và nguyên tắc về khả năng truy cập web để đảm bảo rằng trang web của bạn có tính hòa nhập và người dùng có vấn đề về thị giác hoặc thính giác có thể truy cập được. Tìm hiểu cách triển khai cấu trúc HTML có thể truy cập, gắn nhãn thích hợp và thiết kế phím tắt cho các chức năng.
Chọn công việc phù hợp nhất với mình
Khi bạn đã có nền tảng vững chắc về phát triển web, điều quan trọng là chọn chuyên ngành phù hợp với sở thích và mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Công việc của Developer rất đa dạng. Tuy nhiên, chúng ta có thể kể đến một số công việc phổ biến nhất như:
- Front-end developer.
- Back-end developer.
- Full-stack developer.
Hãy xem xét điểm mạnh và sở thích của bạn khi chọn công việc mà mình muốn theo đuổi để phát triển sự nghiệp. Đồng thời hãy tiếp tục xây dựng các kỹ năng và kiến thức cần thiết của bạn trong lĩnh vực đó.
Xây dựng Portfolio của riêng bạn
Xây dựng Portfolio là một bước thiết yếu để trở thành một developer thành công. Portfolio của bạn sẽ là nơi thể hiện các kỹ năng và khả năng của bạn với các nhà tuyển dụng và khách hàng tiềm năng.
Nó phải bao gồm các ví dụ về công việc của bạn, chẳng hạn như các trang web hay ứng dụng bạn đã thiết kế và phát triển, cũng như bất kỳ dự án liên quan nào khác mà bạn đã thực hiện. Đảm bảo Portfolio thật chuyên nghiệp, đồng thời hãy làm nổi bật điểm mạnh của bạn với tư cách là developer.
Bạn cũng có thể sử dụng Portfolio của mình để thể hiện khả năng sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề của mình, đây là những kỹ năng cần thiết đối với bất kỳ developer nào.
Lời kết
Như vậy, nghề Developer không chỉ là một công việc với mức thu nhập hấp dẫn mà còn là một lĩnh vực đầy thách thức và cơ hội. Đối với những ai đam mê công nghệ và mong muốn một công việc ổn định, có tiềm năng phát triển, nghề Developer chắc chắn là một lựa chọn đáng cân nhắc. Hãy luôn cập nhật kiến thức, không ngừng học hỏi và rèn luyện kỹ năng để có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp này. Chúc bạn thành công trên con đường trở thành một Developer chuyên nghiệp!