Fresher Tester là gì? Lương của Fresher Tester ra sao?

21/11/2023 14:10
Thuật ngữ
Trong lĩnh vực CNTT - IT, kiểm thử phần mềm (Software Testing) là một công việc quan trọng, giúp đảm bảo chất lượng của sản phẩm phần mềm trước khi được đưa ra thị trường. Fresher Tester là một vị trí dành cho những người mới bước chân vào ngành. Cùng TechWorks tìm hiểu chi tiết về cơ hội nghề nghiệp và mức lương của Fresher Tester tại Việt Nam nhé.

Mục lục

Fresher Tester là gì?

Fresher Tester là vị trí dành cho những người mới bắt đầu làm việc trong lĩnh vực Software Testing (Kiểm thử Phần mềm). Vị trí này thường áp dụng cho những sinh viên mới tốt nghiệp hoặc những người mới có nhu cầu học hỏi để chuyển đổi từ ngành nghề khác sang Tester.

Fresher Tester là gì?

Trong trường hợp bạn không rõ về Tester. Tester là người thực hiện các thử nghiệm về phần mềm, phần cứng hoặc hệ thống để đảm bảo chúng hoạt động đúng như thiết kế (software blueprint) và đáp ứng các yêu cầu của người dùng. Công việc của một Tester thường là:

  • Lập kế hoạch và thiết kế các thử nghiệm (Plan and design tests). Công việc này thường do Test Lead (Người có kinh nghiệm từ 2-3 năm trở lên trong ngành, có kinh nghiệm với nhiều dự án) đảm nhận.
  • Thực hiện các thử nghiệm (Execute tests). Đây sẽ là công việc chính của Tester, bao gồm thiết kế Test Case và thực hiện kiểm thử.
  • Phân tích kết quả thử nghiệm (Analyze test results). Đây là bước sẽ được thực hiện chung với bước thực hiện kiểm thử. Khi có bug, Tester sẽ tạo bug cho case đó để phục vụ quá trình fix bug của Developer, đồng thời viết tình trạng của case đó (pass/fail) vào Test Report tổng thể.
  • Sửa lỗi (Fix bugs). Đối với những Tester đã có kinh nghiệm làm Developer trước đó thì có thể xem source code và trực tiếp chỉnh sửa sau đó gửi cho Developer mã code để họ đẩy code lên server. TUY NHIÊN, đây là bước không bắt buộc và thường sẽ do Developer đảm nhiệm.

Như vậy, Fresher Tester sẽ có thể đảm nhận những đầu việc liên quan đến Execute tests và Analyze test results, đó đồng thời cũng là những đầu việc quan trọng về chuyên môn nhất đối với vị trí Tester.

Yêu cầu cơ bản của vị trí Fresher Tester

Fresher là một vị trí cho người mới nên Fresher Tester cũng tương tự, không yêu cầu nhiều về kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn. Tuy nhiên, để đảm bảo bạn có thể ứng tuyển vào vị trí này một cách thuận lợi nhất thì bạn nên trang bị những kỹ năng sau:

Đọc hiểu tài liệu tiếng Anh

Đọc hiểu tài liệu tiếng Anh

Có khả năng đọc hiểu tài liệu tiếng Anh chuyên ngành CNTT tốt, giao tiếp khá (TOEIC 600+ trở lên hoặc tương đương).

Đây là một kỹ năng quan trọng cho Fresher Tester bởi phần lớn tài liệu kỹ thuật liên quan đến kiểm thử phần mềm đều được viết bằng tiếng Anh. Khả năng đọc hiểu tốt giúp bạn nắm bắt được các khái niệm, thuật ngữ chuyên ngành một cách chính xác, từ đó có thể học hỏi và phát triển kỹ năng chuyên môn của mình.

Ngoài ra, khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt cũng giúp bạn thuận tiện hơn trong việc trao đổi với các thành viên trong nhóm, đặc biệt là với khách hàng.

Khả năng sử dụng phần mềm máy tính

Khả năng sử dụng phần mềm máy tính

Có khả năng nghiên cứu và sử dụng các công cụ hỗ trợ kiểm tra sản phẩm phần mềm. Các công cụ hỗ trợ kiểm thử phần mềm giúp bạn tự động hóa các tác vụ kiểm thử, từ đó tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả kiểm thử. Một số công cụ kiểm thử phổ biến hiện nay như Selenium, Appium, TestNG, Cucumber,...

Fresher Tester nên có khả năng nghiên cứu và sử dụng các công cụ kiểm thử này để đáp ứng yêu cầu công việc.

Có kiến thức cơ bản về Software Testing

Có kiến thức cơ bản về Software Testing

Kiểm thử phần mềm là một quá trình phức tạp và bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Fresher Tester cần hiểu biết cơ bản về các giai đoạn kiểm thử (testing stages) để có thể thực hiện công việc một cách hiệu quả. Các giai đoạn kiểm thử phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Unit Test: Kiểm thử từng đơn vị nhỏ của phần mềm, chẳng hạn như một hàm, một phương thức,...
  • Integration Test: Kiểm thử sự tương tác giữa các đơn vị nhỏ của phần mềm.
  • Functional Test: Kiểm thử chức năng của phần mềm.
  • System Test: Kiểm thử hệ thống phần mềm.
  • Acceptance Test: Kiểm thử phần mềm bởi khách hàng.

Đây là những giai đoạn cơ bản của kiểm thử phần mềm, bạn có thể tham khảo tại những links (từ Wikipedia) chúng tôi đã gắn tại các anchor text tương ứng để bạn có thể tham khảo về từng giai đoạn kiểm thử.

Cẩn thận và tỉ mỉ trong công việc

Cẩn thận và tỉ mỉ trong công việc

Kiểm thử phần mềm là một công việc đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ cao. Fresher Tester cần có khả năng tập trung cao độ, kiểm tra kỹ lưỡng từng chi tiết để đảm bảo không bỏ sót lỗi. Ngoài ra, Fresher Tester cũng cần có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả ngay từ những ngày đầu tiên bước vào công việc thực tế.

Lợi ích nhận được tại vị trí Fresher Tester

Vị trí Fresher Tester là một cơ hội tuyệt vời để các bạn sinh viên mới tốt nghiệp hoặc những người mới bắt đầu theo đuổi lĩnh vực kiểm thử phần mềm có thể tiếp cận và tích lũy kinh nghiệm thực tế. Các lợi ích mà các bạn có thể nhận được khi làm việc ở vị trí này bao gồm:

Được đào tạo chuyên sâu về công nghệ và quy trình phát triển dự án phần mềm

Các công ty thường có các chương trình đào tạo chuyên sâu cho Fresher Tester về các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc, bao gồm:

  • Kiến thức nền tảng về kiểm thử phần mềm: Các khái niệm, nguyên tắc, phương pháp, kỹ thuật kiểm thử, quy trình kiểm thử phổ biến như Unit Testing, Integration Testing, System Testing, Acceptance Testing,...
  • Kiến thức về các công nghệ và công cụ kiểm thử: Các công cụ kiểm thử phổ biến như Selenium, Appium, Postman,...
  • Kiến thức về các quy trình phát triển dự án phần mềm: Các quy trình phát triển dự án phần mềm phổ biến như Agile, Waterfall,...

Các kinh nghiệm thực tế khi làm Fresher này giúp các Fresher Tester nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết để bắt đầu công việc kiểm thử phần mềm như một nhân viên chính thưc sau đó.

Hoàn thiện kỹ năng mềm và nâng tầm khả năng ngoại ngữ

Trong quá trình làm việc, các Fresher Tester sẽ có cơ hội tiếp xúc và học hỏi từ các chuyên gia trong ngành, đồng thời phát triển các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc, như:

  • Kỹ năng giao tiếp: Giúp Tester có thể trao đổi thông tin hiệu quả với các thành viên trong nhóm, khách hàng,...
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Giúp Tester có thể phối hợp hiệu quả với các thành viên trong nhóm để hoàn thành công việc.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Giúp Tester có thể xác định và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm thử.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Giúp Tester có thể hoàn thành công việc đúng thời hạn.
  • Kỹ năng tư duy phản biện: Giúp Tester có thể đánh giá các vấn đề một cách khách quan và đưa ra các giải pháp hợp lý.

Ngoài ra, các Fresher Tester cũng có cơ hội nâng tầm khả năng ngoại ngữ của mình thông qua các chương trình đào tạo hoặc các hoạt động giao tiếp với các đồng nghiệp và khách hàng nước ngoài.

Tham gia làm việc các chuyên gia trong ngành CNTT - IT

Các Fresher Tester sẽ có cơ hội được làm việc và học hỏi từ các chuyên gia trong ngành, từ đó tích lũy kinh nghiệm và nâng cao năng lực chuyên môn. Các chuyên gia trong ngành sẽ chia sẻ với các Fresher Tester các kinh nghiệm thực tế, các kỹ năng và kiến thức cần thiết để thành công trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm và những kiến thức khác trong ngành IT.

Chế độ đãi ngộ của công ty và đóng bảo hiểm theo quy định pháp luật

Các Fresher Tester sẽ được hưởng các chế độ đãi ngộ của công ty, bao gồm:

  • Mức lương khởi điểm cạnh tranh.
  • Các khoản phụ cấp, phúc lợi khác tuỳ từng công ty/doanh nghiệp.
  • Cơ hội thăng tiến lên nhân viên chính thức sau 3 đến 6 tháng.
  • Hưởng chế độ bảo hiểm (BHXH, BHYT, BHTN) theo quy định pháp luật.

Ngoài ra, những phúc lợi đi kèm còn thay đổi tuỳ thuộc vào quy mô công ty và quy định đãi ngộ dành cho Fresher của những công ty đó. Vì vậy, khi ứng tuyển vào vị trí Fresher Tester thì hãy lưu ý về chế độ đãi ngộ nhé.

Mức lương của Fresher Tester tại Việt Nam

Tại Việt Nam, từ năm 2016 đến năm 2020, ngành IT nói chung và Tester nói riêng là một trong những ngành có thu nhập khá tốt. Tuy nhiên, sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, ngành IT đã có những thay đổi đáng kể.

Mức lương của Fresher Tester tại các công ty công nghệ lớn như FPT, Viettel dao động từ 5 triệu đến 8 triệu VNĐ. Đây là mức lương dành cho những ứng viên đã hoàn thành khóa đào tạo và có thể bắt đầu làm việc ngay. Tại các công ty nhỏ hoặc tầm trung, mức lương này có thể thấp hơn, khoảng từ 4 đến 6 triệu VNĐ.

Như vậy, tuy mức thu nhập của Fresher Tester không quá thấp, nhưng họ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn thế hệ trước để tích lũy kinh nghiệm và cơ hội thăng tiến trong tương lai ở các vị trí nhân viên Tester, Test Lead, và có thể là những cấp cao hơn.

Ứng tuyển Fresher Tester ở đâu?

Các bạn có thể ứng tuyển vị trí Frehser Tester ở các trang web tuyển dụng, trang tuyển dụng trên mạng xã hội, trang web chính thức của doanh nghiệp,... Cụ thể:

Trang web tuyển dụng. Các bạn có thể tìm kiếm cơ hội ở vị trí Fresher Tester ở những trang tuyển dụng như TechWorks, TopCV, CareerBuilder, Indeed VN,... Nên lưu ý rằng với mỗi công ty, bạn chỉ nên ứng tuyển tại một trang web để không gây ra tình trạng trùng CV gửi đến nhà tuyển dụng.

Ứng tuyển Fresher Tester ở đâu?

Trang tuyển dụng trên mạng xã hội. Bạn có thể ứng tuyển và hỏi thêm thông tin trên trang tuyển dụng trên mạng xã hội CHÍNH THỐNG của công ty. Tránh việc lựa chọn những hội nhóm, do tình trạng lừa đảo tuyển dụng tại Việt Nam vẫn đang xảy ra thường xuyên trên các hội nhóm MXH.

Trang web chính thức của công ty. Với bất kỳ vị trí nào thì trang web chính thức luôn là nơi phù hợp để bạn ứng tuyển, tuy nhiên không phải trang web nào cũng có riêng mục tuyển dụng. Cách thức này chỉ áp dụng đối với những công ty lớn hoặc có cơ cấu tổ chức khá tốt.

Ngắn gọn lại, bạn có rất nhiều lựa chọn khi tìm kiếm nơi ứng tuyển vị trí Fresher Tester. Chỉ cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản của vị trí này, bạn sẽ được nhiều công ty IT offer, bất kể bạn ứng tuyển ở nền tảng nào.

Lời kết

Qua bài viết này, TechWorks đã đem đến cho các bạn độc giả một cái nhìn tổng quát về vị trí của Fresher Tester, bao gồm những yêu cầu cho vị trí, lợi ích, và mức lương trung bình của vị trí Fresher Tester tại Việt Nam.

Nhìn chung, vị trí Fresher Tester là một vị trí tiềm năng với nhiều lợi ích hấp dẫn mà không quá nặng về code. Nếu bạn đang có niềm đam mê với ngành CNTT và muốn theo đuổi một công việc ổn định với mức lương tốt, thì ứng tuyển vào vị trí Fresher Tester là một lựa chọn tốt để bắt đầu.

Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan

Ngôn ngữ lập trình PHP là gì? Kiến thức cần thiết từ A-Z
PHP, viết tắt của "Hypertext Preprocessor", là một ngôn ngữ lập trình kịch bản phía máy chủ được sử dụng rộng rãi trong phát triển web. Kể từ khi ra đời, PHP đã không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực công nghệ, vậy nên nó giữ vững vị trí là một trong những ngôn ngữ được yêu thích nhất bởi lập trình viên toàn cầu.
C++ là gì? Kiến thức bạn cần biết về ngôn ngữ lập trình C++
Hầu hết mọi thiết bị kỹ thuật số và điện tử mà chúng ta sử dụng đều dựa vào một loại mã lệnh nào đó. Công nghệ và kiến ​​thức lập trình đều đã đi một chặng đường rất dài kể từ khi các loại ngôn ngữ lập trình đầu tiên được phát triển, nhưng chức năng của mã và mục đích đằng sau việc tạo ra các ngôn ngữ này vẫn như vậy.
Ngôn ngữ R là gì? Tính năng, Lịch sử, Lĩnh vực và Ứng dụng
R là một công cụ lập trình thống kê để xử lý dữ liệu, đặc biệt là những khối lượng dữ liệu lớn. Vậy nên, R phù hợp với khoa học dữ liệu – một lĩnh vực ngày càng quan trọng trong thế giới hiện đại. Ngoài ra, R luôn nằm trong danh sách những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất thế giới, đồng thời là một ngôn ngữ mang lại mức thu nhập cao. Xuất hiện từ đầu những năm 1990, R vẫn luôn duy trì sức hút mạnh mẽ cho đến ngày nay.
9