Data Analyst Intern là gì? Ứng tuyến ở đâu?

14/11/2023 14:40
Thuật ngữ
Trong thời đại công nghệ 4.0, dữ liệu trở thành một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Các tổ chức cần có những người có khả năng thu thập, phân tích dữ liệu để đưa ra những quyết định mang tính khách quan. Đó là lý do vị trí Data Analyst ngày càng được quan tâm, để trở thành một Data Analyst thì trước tiên các bạn sẽ phải thực tập tại vị trí Data Analyst Intern. Cùng TechWorks tìm hiểu về Data Analyst Intern, những công việc và những kỹ năng cần có của vị trí này nhé.

Mục lục

Data Analyst Intern là gì?

Data Analyst Intern là gì?

Data Analyst Intern là vị trí thực tập sinh phân tích dữ liệu. Đây là vị trí dành cho các bạn sinh viên mới ra trường hoặc đang theo học các ngành liên quan đến dữ liệu, như khoa học máy tính, thống kê, kinh tế,... Nhiệm vụ chính của Data Analyst Intern là hỗ trợ các nhân viên Data Analyst chính thức trong việc thu thập, phân tích, và báo cáo dữ liệu.

Data Analyst Intern có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm kinh doanh, công nghệ, tài chính,... Cụ thể:

  • Kinh doanh: Các doanh nghiệp sử dụng dữ liệu để đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả hơn, chẳng hạn như quyết định về sản phẩm, giá cả, marketing,...
  • Công nghệ: Các công ty công nghệ sử dụng dữ liệu để cải thiện các sản phẩm và dịch vụ của mình, chẳng hạn như các thuật toán đề xuất, các hệ thống quản lý khách hàng,...
  • Tài chính: Các ngân hàng, quỹ đầu tư,... sử dụng dữ liệu để phân tích thị trường, đánh giá rủi ro, và đưa ra các quyết định đầu tư.

Mô tả công việc của Data Analyst Intern

Mô tả công việc của Data Analyst Intern

Trong thời gian đầu khoảng 2-3 tuần Data Analyst Intern có thể sẽ chỉ cần học về các kiến thức căn bản. Sau thời gian học kiến thưc, Data Analyst Intern sẽ phải thực hiện những công việc mà một Data Analyst sẽ làm để trau dồi kỹ năng chuyên môn và khả năng nghiệp vụ. Sau đây sẽ là những công việc chính mà một Data Analyst Intern sẽ phải làm trong quá trình thực tập:

Thu thập dữ liệu (Data collection)

Data Analyst Intern sẽ phải rèn luyện và nâng cao những kỹ năng tìm kiếm dữ liệu, hiểu rõ các nguồn dữ liệu, và có khả năng thu thập dữ liệu một cách hiệu quả. Thu thập dữ liệu là bước đầu tiên trong quá trình phân tích dữ liệu. Data Analyst Intern cần thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:

  • Hệ thống: Các hệ thống dữ liệu của doanh nghiệp, chẳng hạn như hệ thống CRM, hệ thống ERP,...
  • Cơ sở dữ liệu: Các cơ sở dữ liệu trực tuyến, chẳng hạn như Google Analytics, Facebook Ads,...
  • Khảo sát: Các khảo sát được thực hiện để thu thập dữ liệu từ khách hàng, nhân viên,...

Để làm tốt các đầu việc trên, Data Analyst Intern cần biết cách sử dụng các kỹ thuật thu thập dữ liệu, như: Truy vấn cơ sở dữ liệu (Database querying), Tạo biểu mẫu khảo sát (Survey creation), Sử dụng API (API usage),... những kỹ thuật này Data Analyst Intern sẽ được nâng cao trong quá trình thực tập.

Làm sạch dữ liệu (Data cleaning)

Ngoài việc được nâng cao về kỹ năng thu thập dữ liệu, Data Analyst Intern còn phải nâng cao kỹ năng phân tích dữ liệu để xác định các dữ liệu lỗi hoặc thiếu sót, và có khả năng sử dụng các công cụ làm sạch dữ liệu. Sau khi thu thập dữ liệu, Data Analyst Intern cần làm sạch dữ liệu để đảm bảo dữ liệu chính xác và sẵn sàng cho việc phân tích.

Quá trình làm sạch dữ liệu (Data cleaning) bao gồm các bước sau:

  • Loại bỏ dữ liệu trùng lặp (Duplicate data removal)
  • Chuẩn hóa định dạng dữ liệu (Data normalization)
  • Xử lý dữ liệu bị thiếu (Missing data handling)

Sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu (Data analysis)

Data Analyst Intern cần có kiến thức về các kỹ thuật phân tích dữ liệu và khả năng sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu. Sau khi dữ liệu được làm sạch, Data Analyst Intern cần sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để phân tích dữ liệu.

Các công cụ phân tích dữ liệu phổ biến bao gồm: Python, R, SQL, Tableau, Power BI,... và những công cụ phân tích dữ liệu khác tuỳ vào mục đích phân tích giữ liệu. 

Triển khai các mô hình phân tích dữ liệu (Data modeling)

Data Analyst Intern cần có kiến thức về các kỹ thuật machine learning và khả năng triển khai các mô hình phân tích dữ liệu. Sau khi phân tích dữ liệu, Data Analyst Intern có thể triển khai các mô hình phân tích dữ liệu. Các mô hình phân tích dữ liệu có thể được sử dụng để dự đoán xu hướng, xác định mối liên hệ, và đưa ra các quyết định.

Một số mô hình phân tích dữ liệu phổ biến bao gồm: Mô hình hồi quy (Regression models), Mô hình phân loại (Classification models), Mô hình dự báo (Predictive models),...

Viết báo cáo dữ liệu (Data reporting)

Data Analyst Intern cần có kỹ năng viết báo cáo và khả năng trình bày kết quả phân tích dữ liệu một cách hiệu quả. Cuối cùng, Data Analyst Intern cần viết báo cáo dữ liệu để trình bày kết quả phân tích dữ liệu cho các bên liên quan. Báo cáo dữ liệu cần rõ ràng, súc tích, và dễ hiểu.

Để viết báo cáo dữ liệu hiệu quả. Data Analyst Intern cần rèn luyện kỹ năng viết lách, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thuyết trình.

Các kỹ năng cần có của Data Analyst Intern

Các kỹ năng cần có của Data Analyst Intern

Vị trí Data Analyst Intern tuy là một vị trí không yêu cầu nhiều kinh nghiệm nhưng lại yêu cầu về các kiến thức quan trọng và những kỹ năng mềm cần thiết. Bạn không nhất thiết phải sở hữu những kỹ năng này ngay từ lúc ứng tuyển, tuy nhiên, trong thời gian thực tập hãy cố gắng rèn luyện và nâng cao để chuẩn bị cho cơ hội nghề nghiệp trong tương lai nhé. Những kỹ năng cần thiết của Data Analyst Intern bao gồm:

Kỹ năng phân tích dữ liệu (Data Analysis Skills)

Kỹ năng phân tích dữ liệu là kỹ năng quan trọng nhất đối với một Data Analyst. Kỹ năng này bao gồm khả năng thu thập, làm sạch, phân tích và trình bày dữ liệu. Để có kỹ năng phân tích dữ liệu tốt, bạn cần có kiến thức về các kỹ thuật phân tích dữ liệu, như:

Bạn cũng cần có khả năng thực hành các kỹ thuật phân tích dữ liệu này trên các dữ liệu thực tế. Một trong cách tốt nhất để có được kỹ năng này đó là tích cực tham gia vào các dự án thực tế tại trường đại học như nghiên cứu khoa học và luận án tốt nghiệp.

Kỹ năng lập trình (Programming Skills)

Kỹ năng lập trình là kỹ năng cần thiết để Data Analyst có thể xử lý dữ liệu một cách hiệu quả. Các ngôn ngữ lập trình phổ biến cho Data Analyst bao gồm: Python, R, SQL,... Bạn cần có khả năng sử dụng các ngôn ngữ lập trình này để thu thập dữ liệu (Data collection), làm sạch dữ liệu (Data cleaning), phân tích dữ liệu (Data modeling) và triển khai các mô hình phân tích dữ liệu.

Kỹ năng giao tiếp (Communication Skills)

Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng cần thiết để Data Analyst có thể trình bày kết quả phân tích dữ liệu của mình cho các bên liên quan. Bạn cần có khả năng giao tiếp rõ ràng, súc tích và dễ hiểu. Bạn cũng cần có khả năng lắng nghe và phản hồi phản hồi của các bên liên quan như phòng Marketing, Product, Sales,...

Kỹ năng này có thể giúp bạn nâng cao khả năng thu thập thông tin (vì bạn sẽ phải phân tích về các chỉ số của các phòng ban khác), đồng thời sẽ giúp bạn tương tác với các phòng ban (Marketing, Product, Sales, IT) một cách hiệu quả hơn. Từ đó, hiệu suất công việc của bạn cũng sẽ được cải thiện.

Kỹ năng làm việc nhóm (Teamwork Skills)

Data Analyst thường phải làm việc trong các nhóm để hoàn thành các dự án. Dưới cương vị là một thực tập sinh, bạn thường sẽ chỉ phải hoàn thành những tasks nhỏ - tuy nhiên, nếu không có sự thảo luận và làm rõ nội dung công việc với các "đàn anh, đàn chị" thì task lớn có thể sẽ bị ảnh hưởng hoặc gián đoạn. Do đó, kỹ năng làm việc nhóm là rất quan trọng. Bạn cần có khả năng hợp tác với các thành viên khác trong nhóm, chia sẻ thông tin và trách nhiệm. 

Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem-Solving Skills)

Data Analyst thường phải giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến dữ liệu. Do đó, kỹ năng giải quyết vấn đề là rất quan trọng. Bạn cần có khả năng suy nghĩ logic, xử lý công việc tỉ mỉ, phân tích thông tin và đưa ra các giải pháp tối ưu dựa trên những thông tin (data) có được.

Trợ cấp của vị trí Data Analyst Intern tại Việt Nam

Trợ cấp của vị trí Data Analyst Intern tại Việt Nam

Dựa trên các tin tuyển dụng Data Analyst Intern trên TechWorks, mức trợ cấp của vị trí Data Analyst Intern tại Việt Nam dao động từ 2 triệu đến 5 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức trợ cấp này có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố sau:

  • Quy mô công ty.
  • Lĩnh vực hoạt động.
  • Yêu cầu công việc.

Trong những năm trở lại đây, nhu cầu về nguồn lực trong ngành dữ liệu tăng cao, kéo theo mức trợ cấp của vị trí Data Analyst Intern tại Việt Nam đang có xu hướng tăng. Đây là một tín hiệu tích cực cho các bạn sinh viên, người mới ra trường muốn theo đuổi sự nghiệp Data Analyst.

Ứng tuyển vị trí Data Analyst Intern ở đâu?

Ứng tuyển vị trí Data Analyst Intern ở đâu?

Trên trang tìm việc làm của TechWorks, bạn có thể tìm thấy các vị trí Data Analyst Intern đang tuyển dụng. Bạn có thể tìm kiếm theo lĩnh vực, địa điểm, hoặc mức lương mong muốn. Khi tìm thấy vị trí phù hợp, bạn có thể gửi hồ sơ ứng tuyển trực tuyến.

Để gửi hồ sơ ứng tuyển, bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm:

  • CV xin việc. (Đính kèm trong đơn tuyển dụng)
  • Nội dung ứng tuyển. (Ghi trong đơn tuyển dụng)
  • Các chứng chỉ, bằng cấp liên quan (Có thể bổ sung sau khi phỏng vấn).

CV của bạn cần nêu rõ thông tin cá nhân, học vấn, kinh nghiệm, và các kỹ năng liên quan. Nội dung ứng tuyển của bạn cần thể hiện sự quan tâm của bạn đối với vị trí ứng tuyển và lý do tại sao bạn phù hợp với vị trí này. 

Sau khi gửi hồ sơ ứng tuyển, bạn sẽ được nhà tuyển dụng liên hệ để tham gia phỏng vấn. Trong buổi phỏng vấn, bạn sẽ được hỏi về các kiến thức và kỹ năng liên quan đến vị trí ứng tuyển. Bạn cần chuẩn bị kỹ cho buổi phỏng vấn để có thể thể hiện tốt nhất bản thân và đem về cơ hội được thực tập tại công ty bạn mong muốn.

Chúc bạn thành công trong quá trình ứng tuyển vị trí Data Analyst Intern!

Đọc thêm nội dung liên quan từ TechWorks:

Bài viết liên quan

Infrastructure as Code là gì? Kiến thức về IaC từ A - Z
Có thể nói DevOps đã trở thành xu hướng có ảnh hưởng nhất trong phát triển phần mềm trong vài năm qua. Một trong những nguyên tắc chính của DevOps là tự động hóa càng nhiều quy trình nhất càng tốt, bao gồm cả việc tự động hóa cơ sở hạ tầng. Nếu không áp dụng cách tiếp cận thường được gọi là Infrastructure as Code (IaC), bạn sẽ không thể tuân thủ đầy đủ triết lý của DevOps.
Top 10 services AWS phổ biến được sử dụng nhiều nhất
Bạn có biết rằng hiện nay các doanh nghiệp đã và đang chuyển sang sử dụng điện toán đám mây cho mọi hoạt động, từ lưu trữ dữ liệu, triển khai web cho đến phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin?
Kiến thức về Kiểm soát truy cập dựa trên vai trò (Role-Based Access Control)
An ninh mạng là một trong những lĩnh vực được coi là quan trọng hàng đầu. Vậy nên việc quản lý quyền truy cập vào hệ thống và dữ liệu nhạy cảm là yếu tố không thể thiếu đối với nhiều tổ chức. Một trong những phương pháp hiệu quả và phổ biến nhất để giải quyết vấn đề này chính là Role-Based Access Control (RBAC) – Kiểm soát truy cập dựa trên vai trò.
9